Tế bào gốc và điều trị

ĐIỀU TRỊ - NGĂN NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE I – TYPE II BẰNG PHÁC ĐỒ MỚI - TẾ BÀO GỐC

 BS HUỲNH CAO CƯỜNG

Tiểu đường hay Đái tháo đường thuộc nhóm bệnh lý mãn tính gây tổn thương đến nhiều hệ thống, cơ quan trong cơ thể. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type I vẫn còn là một bí ẩn. Các gen nhạy cảm, bất thường kết hợp với yếu tố kích hoạt từ môi trường bên ngoài hoặc bệnh nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch trên tế bào beta của tuyến tụy. Các tế bào beta có vai trò quan trọng để sản xuất insulin, một hormone cần thiết cho điều chỉnh carbohydrate, chuyển hóa chất béo, protein và glucose cho tế bào.

Nồng độ cao của hàm lượng đường lưu thông trong máu sẽ gây tác động tàn phá các mạch máu vùng: mắt, thận, não, thần kinh và tim. Bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân đứng hàng thứ 4 của tử vong trên toàn thế giới và ngày càng gia tăng. Trong hai thập kỷ vừa qua, tỷ lệ trên toàn cầu đã tăng vọt từ: 30 triệu ca/ năm 1985 => 366 triệu ca/ năm, 2011 => 552 triệu ca/ năm 2030.

  • Bệnh tiểu đường type I, là bệnh tiểu đường trẻ em, vị thành niên, khởi phát <30 tuổi. Trong thực tế, rối loạn hệ thống miễn dịch trên tế bào beta có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (hiện nay bệnh cũng xảy ra nhiều ở người lớn).
  • Bệnh tiểu đường type II, yếu tố di truyền gần 40%  khi cả hai cha mẹ bị bệnh, béo phì, dinh dưỡng và ít tập thể dục; thường ít vận động và thừa cân (thống kê : khoảng 80 % bệnh nhân tiểu đường type II là do béo phì).

Cơ thể dần dần trở nên đề kháng với insulin và các tế bào beta mất khả năng tiết ra insulin.

Triệu chứng:

  • Bệnh tiểu đường type I: có thể đột ngột tăng khát nước, đi tiểu thường xuyên, liên tục cảm giác đói bụng, giảm cân liên tục, mờ mắt và mệt mỏi thường xuyên. Nếu điều kiện không được chẩn đoán và điều trị kịp thời với insulin, một người bị bệnh tiểu đường có thể rơi vào tình trạng hôn mê, đe dọa tính mạng.
  • Bệnh tiểu đường type II: thường ít rõ ràng hơn, tiến triển tăng dần, không đột ngột như loại 1. Tỷ lệ tổn thương cơ quan đích: 50% tim, 20% thận, 10% mắt, 20% khớp, thần kinh …

 

Điều trị bệnh tiểu đường type I, type II: chủ yếu ngăn ngừa, ổn định đường huyết, không điều trị được gốc căn nguyên bệnh, giảm thiểu mức tối đa biến chứng đến cơ quan đích. Phần lớn các bệnh nhân tiểu đường type I: tiêm chích với insulin mỗi ngày. Kết quả khoa học chứng minh: là những người bị bệnh tiểu đường thường sống ít hơn những người không bị bệnh tiểu đường 15 năm.

Trong một nỗ lực để kiểm soát chặt chẽ hơn lượng đường trong máu, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu khám phá những khả năng của việc sử dụng liệu pháp tế bào gốc dựa trên sẽ thay thế cho các tế bào beta bị mất. Những thành tựu khoa học những năm gần đây:

1/ Ghép toàn phần: những nỗ lực đầu tiên của khoa học là tập trung vào việc cấy ghép toàn bộ tuyến tụy, mà đã được thực hiện trong hơn 50 năm qua. Mặc dù phương pháp điều trị này đã được chứng minh để dẫn đến độc lập insulin trong nhiều năm là kết quả tốt nhưng lại không phổ biến vì: là một phẫu thuật lớn, nguy cơ kèm theo tỷ lệ tử vong là 1-3% và các biến chứng xảy ra sau mổ như suy tim, nhiễm trùng và sự thải ghép của cơ.

2/ Ghép bán phần: tiêm vào gan của bệnh nhân các tế bào beta trong thùy đảo nhỏ, quá trình thay thế bắt đầu thực hiện và sản xuất insulin. Phương pháp điều trị này dễ dàng hơn và ít xâm lấn hơn so với cấy ghép toàn phần tuyến tụy. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần điều trị ức chế miễn dịch liều cao để ngăn chặn thải ghép ngoại lai, và ngăn chặn hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tấn công và phá hủy các tế bào beta thay thế. Nên nhìn chung phương pháp này cũng mang lại một số hậu quả khá nặng nề.



Điều trị bằng tế bào gốc:

Các tế bào gốc có thể giúp? Bởi vì kết quả của bệnh tiểu đường type I là: sự mất mát của một loại tế bào duy nhất - các tế bào beta trong thùy đảo tuyến tụy và có bằng chứng cho thấy chỉ là một vài tế bào thùy đảo có thể khôi phục sản xuất insulin, điều đó giúp nghiên cứu điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc tái sinh. Tế bào gốc có tiềm năng để phát triển thành bất kỳ hơn 200 loại tế bào của cơ thể, để trở thành các tế bào beta sản xuất insulin hoặc khôi phục lại sự tiết insulin đã được các nhà khoa học quan tâm hàng đầu trong chương trình nghiên cứu nhiều thập kỷ nay.

Nghiên cứu lâm sàng:

  • Thứ nhất, tế bào gốc có khả năng tái sinh để sửa chữa các tế bào beta.
  • Thứ hai là tế bào gốc có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch giảm sự tấn công tự miễn dịch trên tế bào beta tuyến tụy.

Chìa khóa cho sự thành công của những nỗ lực này là việc có thể mở rộng quy mô sản xuất của các tế bào gốc để đáp ứng nhu cầu của các liệu pháp cấy ghép. Trong danh sách các tế bào gốc đang được nghiên cứu để điều trị bệnh tiểu đường type I là tế bào gốc phôi, tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS), các tế bào gốc nguyên bào tinh và các tế bào gốc trưởng thành.

 

Tế bào gốc phôi:

Tế bào gốc phôi là tế bào gốc đa năng, có thể trở thành bất kỳ loại tế bào trong cơ thể. Nó không phải là đáng ngạc nhiên, sau đó các nhà khoa học trên thế giới đã có thể đưa ra phương pháp để chuyển tế bào gốc phôi người vào các tế bào beta sản xuất insulin.

Tế bào gốc đa năng cảm ứng (IPS):

Trong năm 2010, các nhà nghiên cứu đầu tiên cung cấp bằng chứng về nguyên tắc cho các ứng dụng lâm sàng của các tế bào gốc đa năng cảm ứng. Họ đã phân lập được các tế bào gốc đa năng trong phòng thí nghiệm và các tế bào beta giống như insulin tiết ra, khi cấy ghép, có thể bình thường hóa lượng đường trong máu.

Tế bào gốc nguyên bào tinh:

Năm sau, khi các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng các tế bào gốc tinh trùng có thể được phân lập để trở thành tế bào phôi giống như cơ thể như các tế bào beta của tuyến tụy. Tế bào gốc nguyên bào tinh có khả năng cung cấp lượng rất lớn tế bào cho các tế bào gốc đa năng.

Tế bào gốc trưởng thành:

Tế bào gốc tuyến tụy sản xuất các tế bào beta. Ứng dụng điều trị trực tiếp giúp cho cơ thể sản xuất nhiều tế bào beta, tiết insulin ngăn ngừa bệnh lý tiểu đường. Ngoài ra, cả hai tế bào gốc tạo máu và trung mô thu hoạch từ tủy xương có thể ức chế các phản ứng tự miễn dịch và bảo vệ các tế bào beta. Đây là một phát hiện rất quan trọng cho các tế bào beta mới được thành lập, bất kể điều trị bằng phương pháp nào.

Ngày 23 tháng 11 năm 2014 |

Bài viết liên quan

TẾ BÀO GỐC

NHỮNG BỆNH ĐÃ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ HOÀN TOÀN BẰNG LIỆU PHÁP TẾ BÀO GỐC

LIỆU PHÁP NHAU THAI: MỘT CÁI NHÌN SÂU SẮC TỪ SINH HỌC VÀ ĐẶC TÍNH TRỊ LIỆU

ĐIỀU TRỊ LÃO HÓA DA BẰNG TẾ BÀO GỐC

NHỮNG LOẠI TẾ BÀO GỐC ĐANG ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ HIỆN NAY

TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ CÓ THỂ ĐIỂU TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

TẾ BÀO GỐC VÀ KHỚP GỐI

TẾ BÀO GỐC

Ngăn ngừa Tế bào gốc Ung thư

Phương pháp Kích thích Tế bào gốc

Ngăn Ngừa Đột Quỵ Bằng Tế Bào Gốc

Trẻ – Khỏe – Đẹp

TOP