Tin tức

Chăm sóc sức khỏe có đổi mới đặc biệt gì năm 2016

Một mô hình mới đang nổi lên trong thế giới của ngành y học và chăm sóc sức khỏe.
Đây thật là một điều ấn tượng đối với các ngành khoa học – y tế cũng như những cuộc thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu chứng minh sự hiểu biết của tuổi già và bệnh tật ở mức độ di truyền.
Sự hiểu biết này góp phần tạo điều kiện cho các liệu pháp mới và phương pháp điều trị sẽ được thiết kế cho kết quả cao hơn bao giờ hết.

Sự tiến bộ y sinh học là đi đầu trong mô hình này và nó được thiết lập để thay đổi những vấn đề sức khỏe toàn cầu. Sự phát triển này giúp cho chuẩn đoán sớm và can thiệp điều trị cho các bệnh mãn tính, các bệnh tự miễn dịch, rối loạn máu và ung thư.

Đây là 06 phát triển khoa học y tế hàng đầu thế giới được theo dõi vào năm 2016.
1. Miễn dịch ung thư:
Là một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất của khoa học được khám phá bởi các nhà khoa học để giúp phát triển các giải pháp trong tương lai. Một số tiến bộ ngoạn ngục đã được tìm ra trong năm 2015 và dự đoán có trị giá lên đến 40 tỷ USD vào năm 2025 (nguồn: Leerink Partners).
PD-1 và PDL-1 nhằm mục tiêu vào kháng thể và các thụ thể nhân tạo tế bào T (CART) được nghiên cứu trong điều trị ung thư, đã chứng minh cách điều trị và công nghệ có thể được thừa hưởng cho việc phát triển các liệu pháp mang tính đột phá trong miễn dịch ung thư.
Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Mỹ (USFDA) gần đây tiến tới phê chuẩn một loại thuốc dựa trên một phiên bản công nghệ di truyền của Herpes virus để tiêu diệt tế bào ung thư và kích thích sự đáp ứng miễn dịch chống lại các khối ác tính ở những bệnh nhân ung thư da. Một vài phương pháp điều trị virus miễn dịch kích thích khác cũng đang được nghiên cứu lâm sàng và đánh giá với hy vọng rằng sẽ phát triển hơn nữa. Ví dụ như virus bại liệt biến đổi gen để chống lại căn bệnh ung thư não, hoặc là tái cấu trúc của loại virus cảm lạnh thông thường với hy vọng rằng sẽ ứng dụng trong điều trị ung thư bàng quang.

2. Liệu pháp tế bào gốc
Liệu pháp tế bào gốc đã đem lại hy vọng mới, không chỉ chữa một số bệnh suy nhược mà còn là vấn đề xây dựng cơ quan cơ thể con người trong các phòng thí nghiệm. Một số mẫu đã được xây dựng và thiết kế thử nghiệm thành công trên bệnh nhân.
Khoa học tin rằng tế bào gốc sẽ là một chìa khóa để mở cửa giai đoạn chống ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh Parkinson và còn nhiều bệnh hơn nữa trong tương lai gần. Hơn 150 loại bệnh đã ổn định và chữa trị thành công với tế bào gốc.
Những tế bào gốc khỏe mạnh có tiềm năng để phát triển thành nhiều các loại tế bào gốc khác nhau trong cơ thể con người. Tế bào gốc được xem như một hệ thống sửa chửa nội bộ, liên tục phân chia để bổ sung và làm trẻ hóa các tế bào khác trong điều kiện cơ thể sống.
Những năm gần đây, cục quản lý dược phẩm của Australia (Therapeutic Goods Administration - TGA) lần đầu tiên vượt lên dẫn trước để nghiên cứu và đưa ra một liệu pháp mang tính cách mạng, đó chính là trị liệu tế bào gốc tự thân nhằm ngăn chặn và đảo ngược sự tiến triển của bệnh Parkinson, ảnh hưởng đến 10 triệu người trên toàn thế giới.

Nhà khoa học của Úc(Australia) đã đạt được một bước đột phá y tế để biến các tế bào gốc thành các loại tế bào khác nhau được tìm thấy trong mô thận con người. Ban đầu, tế bào gốc chỉ có tính chất ý nghĩa làm trẻ hóa. Tuy nhiên với sự tiến bộ của khoa học hiện nay và trong thập kỉ qua cho thấy, nếu có môi trường thích hợp với sự giúp đỡ của các hoạt chất chuyên môn cùng protein, tế bào gốc có thể sửa chữa và đổi mới khả năng lớn hơn nhiều trong suốt toàn bộ cơ thể.

3. Công nghệ in 3D
Một nhà nghiên cứu dựa trên kỹ thuật phát triển mô đã tạo thành mô gan người nhân tạo đầu tiên tại Ấn độ (India) với sự giúp đỡ của công nghệ in 3D, sử dụng 10 triệu tế bào gan. Đây là một cột mốc quan trọng và là tiền đề cho những tiềm năng to lớn của công nghệ in 3D trong phát triển cơ quan của con người, từ đó khả năng cứu sống nhiều người.
Công nghệ in 3D đã thực sự thay đổi cuộc sống. Đối với bệnh nhân có nhiều lần phải thay thế khớp hông nhân tạo bởi vì khuôn tiêu chuẩn không thật sự phù hợp với cơ thể, đến nay đã có thể đặt dấu chấm hết cho những cuộc phẫu thuật chỉnh hình vô hạn bằng những lợi ích đem lại từ công nghệ in 3D.

4. Dấu ấn sinh học và chẩn đoán đồng hành
Ngày nay, các chỉ dấu sinh học đang cung cấp một nguồn dữ liệu sinh học phong phú. Những dấu chỉ sinh học đang dự đoán khả năng thất bại của thuốc trước khi được đưa ra thực nghiệm lâm sàng đắt tiền. Công nghệ sinh học ngày nay cho phép các khoa học xác định về bệnh nhân sớm hơn và xem ai có khả năng phù hợp với loại thuốc đặc biệt này.
Các nhà nghiên cứu đã có loại thuốc ung thư cho người bị đột biến gen. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện của đồng hành chẩn đoán, trong đó bệnh nhân được sàng lọc để đánh dấu sinh học từ đó đánh giá sự an toàn và hiệu quả của phương pháp điều trị riêng biệt. Gần đây FDA Mỹ (Food and Drug Administration - Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm) đã chấp thuận chẩn đoán đồng hành về một loại protein liên quan với bệnh ung thư phổi, trong khi phê duyệt thuốc Merck’s Keytruda cho căn bệnh này.
Các đồng hành chẩn đoán sẽ cho phép các bác sĩ xác định xem bệnh nhân có đủ các chỉ dấu sinh học PD-L1 cho thuốc Keytruda để đạt hiệu quả điều trị hay không. Và tới bây giờ, nhiều loại đồng hành chẩn đoán phức tạp hơn đang được phát triển để đánh giá bệnh nhân cho đa chỉ dấu sinh học liên quan đến nhiều loại thuốc hơn.

5. Xác định trình tự gen
Trình tự gen đã góp phần tạo ra một giống mới cho các nhà khoa học đời sống và cả các nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến bệnh lý ở nhiều góc độ rất khác nhau. Một số sáng kiến đang được triển khai như: dự án Medseq của Robert Green thuộc trụ sở di truyền học y tế của Hoa Kỳ, được đánh giá là phong phú về dữ liệu gen và thông tin lâm sàng được tích hợp ngày theo ngày trong y học thực hành nhằm hỗ trợ cho nhân viên y tế có định hướng cụ thể trong việc điều trị cho các bệnh nhân.

Hiện tại trình tự gen đã được kết hợp với chẩn đoán phân tử, chẩn đoán hình ảnh và phân tích dữ liệu để giải mã cấu trúc tế bào của khối u ác tính và góp phần phát triển các phác đồ điều trị.
Bác sĩ Patrick Soon-Shiong ở Los Angeles đã tiến hành một cách độc đáo về điều trị bệnh ung thư. Ông đã lãnh đạo cuộc cách mạng gen của chính mình. Xác định trình tự gen ung thư không phải là mới nhưng sự khác nhau của dự án là về vấn đề quy mô. Ông dành gần một tỷ USD tiền riêng của bản thân để xây dựng một mô hình cơ sở hạ tầng lớn, chạy bằng siêu máy tính để tìm mọi cách đột biến gen có thể giúp biến đổi ung thư.
Đây là kế hoạch của bác sĩ Soon-Shiong trong tương lai: bệnh nhân ở bất cứ đâu trên thế giới được sinh thiết các khối u, sau đó bản đồ di truyền của khối u sẽ được tạo ra dựa trên việc sản xuất các protein. Những quy trình được dự tính sẽ diễn ra trong vài tháng thì sẽ hoàn thành trong chỉ một ngày. Kế hoạch cuối cùng là thông tin đến từng bệnh nhân ung thư để họ hiểu rõ bệnh lý của mình và sẵn sàng cho việc điều trị sau đó, khái niệm này hiện nay đã dần được phổ biến.

6. Sinh học tương đương
Sự phát triển của công nghệ sinh học tương đương nhau sẽ cung cấp mức chi phí phù hợp để tiến đến sinh học phức hợp trong năm 2016. Việc đầu tiên FDA Mỹ chấp thuận sinh học tương đương cho Filgrastim (thuốc tạo máu, kích thích dòng bạch cầu hạt) vào năm 2015. Khuyến khích phát triển các thị trường sẽ điều chỉnh hướng đến đỉnh cao của con đường lâm sàng mà chính nó sẽ cho phép tăng tốc đối với ngành sinh học tương đương.
Với giải thưởng trị giá 48 tỷ USD dành cho bằng sáng chế về những phát minh sinh học đang dần sắp hết hạn, thì thị trường sinh học tương đương đã sẵn sàng cho tăng trưởng nhanh chóng.
Ấn Độ (India) cũng đã sẵn sàng để tham gia trong lĩnh vực sinh học tương đương nơi các công ty như Biocon, Dr Reddy’s, Intas, Zydus Cadila và những người khác đang tham gia vào phát triển sinh học tương đương có chất lượng cao để cung cấp giá cả phải chăng cho những sinh học phức hợp. Bệnh nhân Ấn Độ đã có quyền truy cập vào một số các sinh học tương tự như Insulin, Filgrastim… từ đầu những năm 2000 và gần đây hơn là các kháng thể phức tạp như Trastuzumab, Rituximab, Adalimumab... cũng đã được giới thiệu.
Kinh nghiệm đầu tiên này với Sinh học tương đương sẽ mở đường cho các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ tận dụng cơ hội để phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu.

Vậy, chúng ta đang sống trong thời đại của những biến đổi phi thường. Khoa học và công nghệ kết hợp với nhau tạo thành một cuộc cách mạng chăm sóc sức khỏe. Ung thư đã không còn là một án tử hình, nó đã trở thành căn bệnh mãn tính quản lý được. Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển của các phương pháp điều trị tiên tiến.
Rõ ràng, đây là thời gian để tìm ra mô hình mới này trong chăm sóc sức khỏe toàn cầu, nơi người mù có thể thấy, người điếc có thể nghe và người bại liệt có thể đi được.

Tebao.vn

Ngày 12 tháng 5 năm 2016 |

Bài viết liên quan

LÃO HÓA GAN

LÃO HÓA PHỔI

LÃO HÓA XƯƠNG

LÃO HÓA KHỚP

LÃO HÓA NÃO

LÃO HÓA THẬN

SINH LÝ TIM VÀ SỰ LÃO HÓA

SINH LÝ DA VÀ SỰ LÃO HÓA

Tăng cường sức khoẻ và trẻ hoá cuộc sống

Sự sống hồi sinh nhờ ghép tế bào gốc

Virus Zika gây bệnh qua hệ miễn dịch con người

TOP