Tin tức
LÃO HÓA NÃO
Mọi hệ thống trong cơ thể đều thay đổi khi chúng ta già đi, trong đó có hệ thống thần kinh. Khi quá trình lão hóa não bắt đầu thì não của chúng ta cũng bị ảnh hưởng và có những biểu hiện riêng biệt. Hãy cùng thẩm mỹ CC đọc ngay bài viết dưới đây để có những kiến thức tổng quát về quá trình lão hóa não nhé.
1. Nguồn gốc và giải phẫu
Vào đầu tuần thứ ba của quá trình phát sinh phôi người, ngoại bì phôi hình thành một dải dày gọi là mãng thần kinh.
Vào tuần thứ tư của quá trình phát sinh, mảng thần kinh dãn ra rồi hình thành 3 phân đoạn: phần đầu rộng, phần giữa hẹp hơn và phần đuôi hẹp nhất. Những đoạn này phồng lên được gọi là túi não nguyên thủy (primary brain vesicles). Chúng lần lượt đại diện cho não trước (prosencephalon), não giữa (mesencephalon) và não sau (rhombencephalon).
Ở tuần phát triển thứ năm, 5 túi não thứ cấp hình thành. Não trước phân tách thành hai túi: đại não (telencephalon) trước và gian não (diencephalon) sau; đại não phái sinh vỏ não, hạch nền và các cấu trúc liên quan, còn gian não phái sinh đồi thị và vùng dưới đồi. Não sau cũng phân tách thành hai khu vực: tiền trám não (metencephalon) và não tủy (myelencephalon); tiền trám não phái sinh tiểu não và cầu não còn não tủy phái sinh hành não. Cũng trong tuần thứ năm, não phân chia thành các đoạn lặp lại gọi là khúc thần kinh (neuromere). Ở não sau, chúng được gọi là khúc thần kinh hình thoi (rhombomere). Một đặc trưng của não là sự gấp khúc của vỏ não, được hình thành bởi hiện tượng hồi hóa (gyrification).
Bộ não người trưởng thành: được chia ra bởi một khe dọc thành 2 bán cầu, mỗi bán cầu gồm 6 thùy riêng biệt: Trán, đỉnh, thái dương, chẩm, thùy đảo, hệ viền.
Mặc dù các chức năng cụ thể được quy định cho mỗi thùy, nhưng hầu hết các hoạt động đều đòi hỏi sự phối hợp của nhiều vùng trong cả hai bán cầu như: Vi thể, tế bào thần kinh đệm, tế bào bón, khoảng 400 gen đã được chứng minh độc nhất ở não. Khi tế bào não mất đi sẽ không có sự thay thế mới trở lại.
2. Sinh lý và chức năng
Chức năng của các thùy não được định khu rộng ở một bên bán cầu đại não. Các hoạt động thị giác, xúc giác và vận động ở phía bên trái của cơ thể chủ yếu là do bán cầu phải chi phối và ngược lại. Một số chức năng phức tạp nhất định liên quan đến cả hai bán cầu não, nhưng chủ yếu vẫn là do một bán cầu (bán cầu não) chi phối.
2.1. Vỏ não
Phần vỏ não bao gồm: Vùng cảm giác sơ cấp, vùng vận động sơ cấp, vùng vận động liên quan như vùng liên hợp đơn thức và đa thức.
-
Các vùng cảm giác sơ cấp nhận được các kích thích cảm giác bản thể, thính giác, thị giác và vị giác từ đồi thị, cũng là nơi nhận các kích thích từ các cơ quan cảm giác chuyên biệt và các thụ thể cảm giác ngoại biên.
-
Các vỏ não vùng vận động sơ cấp tạo ra các cử động cơ thể có ý thức; các vùng liên hợp vận động giúp lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động phức tạp.
-
Mỗi vùng liên hợp đơn thức nằm cạnh vùng cảm giác sơ cấp tương ứng và xử lý thông tin từ khu vực đó ở mức cao hơn so với vùng cảm giác sơ cấp.
-
Các vùng liên hợp đa thức không bị giới hạn bởi bất kỳ chức năng vận động hoặc cảm giác đơn thuần nào mà nhận được thông tin tập hợp từ nhiều vùng cảm giác và vận động của não.
2.2. Thùy trán
Các thùy trán nằm ở trước rãnh trung tâm. Đây là bộ phận rất cần thiết cho việc lên kế hoạch, thực hiện việc học và hành vi có mục đích; chúng cũng là nơi có nhiều chức năng ức chế.
2.3. Thùy đỉnh
Một số vùng ở thùy đỉnh có các chức năng riêng, cụ thể là:
-
Vỏ não cảm giác thân thể sơ cấp ở một bên nhận được tất cả các thông tin đầu vào cảm giác thân thể từ phía đối diện của cơ thể.
-
Các vùng từ hồi sau bên đến hồi sau trung tâm tạo ra các mối liên hệ thị giác-không gian và tích hợp những thông tin này với các cảm giác khác để tạo ra nhận thức về quỹ đạo của các vật chuyển động.
-
Các phần của thùy đỉnh giữa của bán cầu ưu thế có liên quan đến các khả năng như tính toán, viết, định hướng trái phải và nhận biết ngón tay.
-
Thùy đỉnh của bán cầu không ưu thế tích hợp phía đối diện của cơ thể với môi trường, cho phép mọi người nhận thức được không gian môi trường này và rất quan trọng đối với các khả năng như vẽ.
2.4. Thùy thái dương
Thùy thái dương rất quan trọng trong việc cảm nhận âm thanh, ngôn ngữ, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ tường thuật (thực tế) và cảm xúc.
2.5. Thùy chẩm
Thùy chẩm bao gồm: Vỏ não thị giác sơ cấp và các liên hợp thị giác. Thùy chẩm nằm ở phía sau não bộ và chứa hệ thống xử lý thị giác của não, giúp con người dễ dàng tiếp nhận và xử lý các thông tin về thị giác.
2.6. Thùy đảo
Thùy đảo tích hợp các thông tin cảm giác và tự chủ từ các tạng. Nó đóng vai trò trong các chức năng ngôn ngữ nhất định, được chứng minh bằng triệu chứng thất ngôn ở những bệnh nhân có tổn thương thùy đảo. Thùy đảo xử lý cảm giác đau, nhiệt và có thể cả vị giác.
2.7. Thùy viền
Thùy viền bao gồm các cấu trúc nhận thông tin đầu vào từ các vùng khác nhau của não và tham gia vào những hành vi liên hợp, phức tạp (ví dụ như trí nhớ, học tập, cảm xúc).
3. Lão hóa não
Lão hóa não là sự mất dần các tế bào thần kinh hoặc mất các kết nối giữa tế bào thần kinh trong bộ não, tế bào não chết đi không thể phục hồi, não bộ giảm dần kích thước. Thoái hóa thần kinh: Trí nhớ bị giảm sút, không có khả năng giữ thăng bằng khi đi lại di chuyển, tâm lý bất ổn... Não bị teo đi chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, lú lẫn, kém tập trung. Con người sẽ mất đi khả năng tư duy, nhận thức, làm giảm khả năng vận động của cơ thể.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lão hóa não:
-
Do di truyền: Có nhiều bằng chứng cho thấy, nếu cha hoặc mẹ bị teo não thì con cái của họ cũng có nguy cơ teo não cao hơn người bình thường.
-
Do chế độ dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin B12 làm giảm thể tích của não bộ.
-
Do chế độ sinh hoạt: Thiếu ngủ, mất ngủ, hút thuốc lá uống nhiều bia rượu.
-
Do một số bệnh của hệ thống mạch máu nuôi dưỡng não như: Bệnh hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch máu hay xơ vữa động mạch.
-
Do chấn thương sọ não, đột quỵ (xuất huyết não, nhồi máu não,...)
-
Do các bệnh lý như: Đa xơ cứng, gây viêm, tổn thương myelin hoặc tổn thương trong mô não.
-
Do bại não, viêm não, động kinh, nhiễm trùng não hoặc tủy sống...
-
Do sử dụng corticoid kéo dài thường xuyên, trong một số bệnh như thấp khớp, bệnh hen suyễn, bệnh dị ứng, bệnh viêm da cơ địa...)
-
Bệnh Alzheimer, bệnh động kinh, bệnh pick, bệnh Huntington, Leukodystrophy, bệnh Krabbe, AIDS và bệnh của hệ thống miễn dịch... cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh teo não tuổi già.
Biểu hiện của lão hóa não:
-
Não ở người cao tuổi giảm về trọng lượng: ở nam là 1180 g (bình thường ở tuổi trưởng thành, não nặng 1400 g), ở nữ là 1060 g (bình thường là 1200 g).
-
Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa tăng mạnh dễ khiến thoái hoá myelin phát triển nhanh hơn.
-
Có những biến đổi, thoái triển – teo não ở các vùng não, đặc biệt ở vùng thái dương, hồi hải mã, vùng trung tâm giữa, thùy viền, nhân đậu, vùng Sylvius, đồi thị.
-
Về vi thể có sự thoái hoá tơ-thần kinh ở quần thể noron, nhất là ở vùng thái dương, hồi hải mã và các thoái hoá tận cùng thần kinh bao quanh protein – amyloid ở vùng vỏ não mới.
-
Sự suy giảm nhận thức là tất yếu của quá trình hóa già ở não – vỏ não, bao gồm các biểu hiện: Mất trí nhớ gần, khó khăn trong việc thực hiện các công việc quen thuộc, có các vấn đề về ngôn ngữ, rối loạn định hướng, giảm khả năng đánh giá nhận xét, có các vấn đề về tư duy, quên chỗ để đồ vật, thay đổi khí sắc, thay đổi cá tính, mất tính chủ động,...
-
Sa sút trí tuệ từ “suy giảm nhận thức” phát triển thành sa sút trí tuệ, quá trình này nhanh hay chậm là tùy thuộc sự thoái hóa thần kinh và các nguyên nhân khác.
-
Xuất hiện dấu hiệu rối loạn tâm lý và dần phát triển.
4. Phát hiện và phòng ngừa “Lão hóa não”
4.1. Cách phát hiện “Lão hóa não”
Ở các trung tâm nghiên cứu, người bệnh được khám qua các nghiệm pháp thần kinh tâm lý, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm gen.
Cố gắng phát hiện sớm:
-
Phát hiện sớm chứng suy giảm nhận thức nhẹ.
-
Chú ý ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên).
-
Chứng suy giảm nhận thức nhẹ về trí nhớ.
Đánh giá toàn diện về lâm sàng của suy giảm nhận thức nhẹ về trí nhớ: cần đánh giá toàn diện về lâm sàng của suy giảm nhận thức nhẹ về trí nhớ, đồng thời gắng tập hợp nhận xét của người xung quanh (người trong gia đình, xã hội..) về người bệnh.
Đánh giá người bệnh qua các test: Cần đánh giá người bệnh qua các test về thần kinh tâm lý, trước hết là test Foldstein, đồng thời phải đánh giá kết quả các xét nghiệm cơ bản về huyết học, sinh hoá qua hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp phát xạ điện tử dương.
4.2. Phòng ngừa
4.2.1. Thuốc cải thiện tuần hoàn não
Để cải thiện tuần hoàn não có thể có thể sử dụng Cavinton, Piracetam, Nootropyl, Cerebrolysin, Ginkgo biloba, Vitamin E,...
4.2.2. Công tác tâm lý
Đối với người bệnh làm người bệnh an tâm, tin tưởng và quyết tâm chữa bệnh, tự tập luyện một cách bền bỉ kiên trì: kiên trì trong tập thở, luyện trí nhớ và tĩnh tâm.
4.2.3. Có thể dùng ngay bảng Foldstein để tiến hành “huấn luyện lại trí nhớ”.
Người làm tâm lý phải kiên trì, bình tĩnh hướng dẫn (có tính thuyết phục), động viên giúp đỡ. Nên sinh hoạt tại các câu lạc bộ dành cho người cao tuổi, câu lạc bộ văn thơ, câu lạc bộ tập thể dục, khí công, dưỡng sinh.
4.2.4. Tạo thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Nên bổ sung các loại loại thực phẩm như: Quả mâm xôi, rau bina, vitamin B, cacao, quả bơ, trứng, rau cải xanh,... để ngăn ngừa thoái hóa não.
Về lối sống, nên cố gắng duy trì các thói quen tốt như: học tập mỗi ngày,duy trì một sở thích hoặc một đam mê nào đó mà bạn yêu thích, duy trì thói quen ngủ trưa, duy trì sức khỏe ổn định, thường xuyên vận động cơ thể,...
Kết luận
Khi lão hóa não trở thành một thách thức không thể tránh khỏi, việc hiểu và chấp nhận sự thay đổi trong não bộ là chìa khóa để sống hạnh phúc và ý nghĩa. Dù không thể ngăn chặn hoàn toàn quá trình lão hóa não, nhưng chúng ta có thể thực hiện các biện pháp để giữ cho não bộ của mình được linh hoạt và khỏe mạnh. Bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng cân đối, tập thể dục đều đặn, giữ cho tinh thần tích cực và tìm kiếm hoạt động sáng tạo, chúng ta có thể giảm thiểu tác động của lão hóa não và tận hưởng cuộc sống đầy đủ ý nghĩa, cho dù tuổi tác có tăng lên.
Bài viết liên quan
Tăng cường sức khoẻ và trẻ hoá cuộc sống
Sự sống hồi sinh nhờ ghép tế bào gốc