Tế bào gốc và điều trị
Tế Bào Gốc Điều Trị Thoái Hóa Xương - Khớp
BS HUỲNH CAO CƯỜNG
Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác... Nó là một quá trình bệnh lý bắt đầu bằng những triệu chứng hư khớp ở các thân đốt, đĩa liên đốt, tới các màng khớp, dây chằng, dần dần về sau chuyển thànhthoái hóa các đốt sống, cột sống.
Thoái hóa đốt sống, cột sống là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Thoái hóa đốt sống cổ và lưng không chỉ ở những người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc tư thế ngồi kéo dài, thể dục quá sức …
+ Thoái hóa thường gặp ở 2 vùng chính: cổ - lưng.
1/ Thoái hóa đốt sống vùng cổ:
- Bệnh nhân đau mỏi kiểu cơ học, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, nhiều triệu chứng hạn chế vận động cột sống cổ: khó cúi, ngửa, nghiêng, quay cổ còn có kèm tiếng lắc rắc khi vận động cột sống. Thoái hóa cột sống cổ có thể không có triệu chứng mà chỉ có hình ảnh trên Xquang: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và mọc gai xương, mất đường cong sinh lý cột sống cổ.
- Người cao tuổi cũng là một đối tượng nguy cơ cao, độ tuổi trung niên (40 - 50 tuổi).Do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt làm hệ thốngtưới máu kém hiệu quả ảnh hưởng não, và vùng cơ quan khác.Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Đốt sống cổ bị thoái hóa để lâu không điều trị sẽ dẫn đến các nguy cơ như hạn chế khả năng cung cấp máu lên não, rất nguy hiểm.
- Hội chứng thần kinh: đau dây thần kinh chẩm, vai, gáy và hội chứng vai, cánh tay. Người bệnh cũng có thể bị rối loạn thần kinh thực vật ở vùng cổ, vai, tay. Hội chứng tuần hoàn gây ra hẹp lỗ ngang, làm cho hẹp động mạch đốt sống, gây ra tình trạng thiểu năng sống nền (thiếu máu miền não sau) làm cho bệnh nhân thấy ù tai, mờ mắt, chóng mặt...
- Thoái hoá đốt sống cổ còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, gây hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc cả hai hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật, biểu hiện bằng yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được.
2/ Thoái hóa đốt sống vùng lưng:
Rất nhiều bệnh nhân cảm thấy đau sau lưng lan xuống chân và được thầy thuốc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh tọa, nhưng khi khám lại không phải như vậy.
Đó là tình trạng thoái hóa khớp, hay đau khớp cùng-chậu (một chứng đau khá phổ biến nhưng lại hay bị chẩn đoán nhầm với thoát vị đĩa đệm).
Triệu chứng: Bệnh nhân bị đau khớp cùng-chậu khi chuyển tư thế ngồi hay nằm sang đứng mà nguyên nhân là làm tăng lực tác dụng lên dây chằng của cột sống, khớp.
Bệnh nhân than đau vùng lưng nhưng không nằm chính giữa lưng mà lệch sang hai bên vùng khớp cùng-chậu, đó là vùng khi chúng ta đứng có vết lõm sau lưng (tự kiểm tra).
- Cơn đau lan từ vùng thoái hóa ở Cột sống ra đến vùng mông và lan xuống mặt sau đùi nhưng thường quá vùng gối
- Cơn đau lan Khớp cùng chậu ra đến vùng mông và lan xuống mặt sau đùi nhưng không bao giờ quá vùng gối.
Đau trong thoái hóa khớp là điểm khác biệt với chèn ép thần kinh tọanếu bác sĩ chịu khó hỏi kỹ bệnh nhân và nếu bệnh nhân chịu khó để ý đến cơn đau của mình thay vì quy kết quá sớm cho dấu hiệu đau của thần kinh tọa là lan xuống vùng cẳng chân và bàn chân.Khi hoạt động, đứng lâu, khom lưng hay đi lại nhiều gây đau, cơn đau giảm bớt khi nằm nghỉ. Bệnh nhân đôi khi bị co thắt cơ vùng lưng gây hạn chế vận động cột sống lại khiến nhiều người bị chẩn đoán lầm.
Nếu cho bệnh nhân ngồi vận động cột sống sẽ cải thiện hơn, nhờ khi ngồi nhóm cơ phía sau đùi được thư giãn. Khi khám bác sĩ dùng tay ép hai bên cánh chậu sẽ gây đau vùng khớp cùng chậu. Cơn đau giảm đi khi chườm nóng.
Triệu chứng hình ảnh học: chẩn đoán thoái hóa khớp:
- Khi chụp X-quang khớp cùng chậu sẽ thấy các thương tổn khớp này như thoái hóa khớp, dính khớp hay hủy mặt khớp. Phân biệt với thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,…
- Chụp MRI và chụp khảo sát đồng vị phóng xạ cho biết tình trạng viêm nhiễm, hủy xương hay các dấu hiệu khác.
- Các xét nghiệm khác có thể làm: Bao gồm công thức máu, tốc độ máu lắng, protein viêm, kháng thể kháng nhân, thử gen HLA-B 27. Những xét nghiệm này giúp chẩn đoán các bệnh toàn thân mà có biểu hiện ở khớp cùng chậu.
Điều trị giảm đau bằng thuốc.
Việc điều trị bao gồm chế độ thuốc kháng viêm giảm đau, tập vật lý trị liệu. Tiêm vào khớp cùng chậu là giải pháp sau cùng nếu các biện pháp trên không giảm. Việc tiêm thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp hay chấn thương chỉnh hình thực hiện.
Điều trị thoái hóa cột sống, khớp bằng:
- Tế bào gốc xương.
- Tế bào gốc sụn.
Trung tâm công nghệ tế bào gốc của Thụy Sĩ đã nghiên cứu thành công điều trị, ngăn ngừa thoái hóa tế bào xương, tế bào sụn, khớp,…Với những phát đồ điều trị chuyên biệt giúp phục hồi tái tạo tế bào xương và sụn bằng liệu pháp: tiêm tế bào gốc trực tiếp vào cơ thể, với liều tấn công liên tục, sau đó duy trì trong vài tuần tiếp theo, giúp cơ thể có thời gian tái tạo mới tế bào xương, sụn mới, kích thích phát triển yếu tố phụ của khớp: dây chằng, dịch khớp,…
Lưu ý:
- Việc điều trị sẽ được kiểm tra cẩn thận, test mức độ an toàn của tế bào gốc, tránh những yếu tố ngoại lai không tương thích. Phải luôn luôn có bác sĩ trực tiếp theo dõi trong quá trình điều trị.
- Đối với bệnh lý khớp phải có chế độ tập luyện thích hợp, tránh yếu tố vận động thể dục quá sức, ảnh hưởng quá trình điều trị.
Bài viết liên quan
NHỮNG BỆNH ĐÃ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ HOÀN TOÀN BẰNG LIỆU PHÁP TẾ BÀO GỐC
LIỆU PHÁP NHAU THAI: MỘT CÁI NHÌN SÂU SẮC TỪ SINH HỌC VÀ ĐẶC TÍNH TRỊ LIỆU
ĐIỀU TRỊ LÃO HÓA DA BẰNG TẾ BÀO GỐC
NHỮNG LOẠI TẾ BÀO GỐC ĐANG ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ HIỆN NAY
TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ CÓ THỂ ĐIỂU TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?