Tin tức
Tế bào gốc Ung thư liên quan đến quá trình kháng thuốc
Hầu hết các thuốc dùng để điều trị ung thư phổi, vú và tuyến tụy đồng thời thúc đẩy sự kháng thuốc và tác dụng phụ thúc đẩy tăng trưởng khối u. Các bác sĩ tại Đại học California, San Diego đã nghiên cứu ra một loại phân tử, gọi là CD61 nằm trên bề mặt của các khối u kháng thuốc, di căn bằng cách tăng cường các tính chất giống như tế bào gốc của các tế bào ung thư.
Những phát hiện này được công bố vào ngày 20/4/2014 vừa qua, tạo ra cơ hội điều trị mới cho việc kháng thuốc của một số loại bệnh ung thư. Giáo sư David Cheresh của Trung tâm Bệnh học và ung thư San Diego đã tự hỏi điều gì đã thay đổi trong tế bào trước và sau khi chúng bị kháng thuốc. Cùng với các đồng nghiệp của mình, Cheresh đã tìm hiểu về việc tế bào ung thư trở nên kháng thuốc như thế nào trong quá trình điều trị ung thư chuẩn. Các tế bào khối u có khả năng tồn tại trong cơ thể và bỏ qua tác dụng cơ bản của thuốc.
Cụ thể, họ mô tả con đường phân tử sẽ tạo điều kiện cho cả hai loại tế bào ung thư và tế bào kháng thuốc tồn tại. Các loại thuốc này không chỉ làm ngược lại tính chất của tế bào khối u, mà còn làm cho tế bào ung thư trở nên kháng thuốc nhiều hơn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một con đường mà các tế bào khối u sử dụng để biến đổi thành các tế bào gốc ung thư và cho phép những khối u này trở nên kháng thuốc thường xuyên trong phương pháp điều trị. Dựa trên những phát hiện này, tại Trung tâm Ung thư Moores, các giáo sư cũng thử nghiệm lâm sàng vào con đường này ở những bệnh nhân có khối u kháng thuốc. Thử nghiệm áp dụng cho bệnh nhân ung thư phổi đã từng điều trị thời gian dài và bị kháng thuốc.
Tebao.vn
Bài viết liên quan
Tăng cường sức khoẻ và trẻ hoá cuộc sống
Sự sống hồi sinh nhờ ghép tế bào gốc