Tin tức

Tế bào gốc – Sự đóng góp cho Bệnh nhi

  1. Một thử nghiệm lâm sàng đầu tiên được thực hiện tại Hoa Kỳ về việc điều trị tế bào gốc cho trẻ em bị bại não. Mục đích của cuộc nghiên cứu này là so sánh sự an toàn và hiệu quả từ quá trình tách tế bào gốc từ dây rốn và tủy xương. Từ những phẫu thuật thần kinh cho thấy tế bào gốc có nguồn gốc từ tủy xương của chính bệnh nhân được sử dụng một cách an toàn cho trẻ em sau khi bị chấn thương sọ não. Ngoài ra, điều trị tế bào gốc máu cho bệnh nhân cũng đang được thử nghiệm lâm sàng riêng biệt.
  2. Trẻ em mắc bệnh xương bẩm sinh có nguy cơ ngày càng tăng, hiện tượng này dẫn đến tình trạng chậm phát triển, trẻ bị còi và xương sẽ bị nứt vỡ. Từ ngay trong quá trình mang thai, việc siêu âm đã có thể tiết lộ gãy xương đã hình thành trong bào thai hay chưa? Bằng cách đó, các bác sĩ có thể tiêm vào tử cung người mẹ các tế bào gốc xương hình thành. Những đứa trẻ được điều trị bằng tế bào gốc trung mô, tế bào mô liên kết có thể cải thiện tình trạng mô xương hơn. Các tế bào gốc được chiết xuất từ gan của những người hiến tặng, mặc dù họ không cùng di truyền nhưng các kết quả cấy ghép trước đây đều không bị từ chối.

Trở lại năm 2005, một bài báo được công bố từ Viện Karolinska ở Thụy Điển mô tả việc tế bào gốc đã được tiêm vào một bé gái như thế nào. Nghiên cứu này mô tả cách bé gái bị một số lượng lớn các xương gãy và bị vẹo cột sống cho đến năm lên 8 tuổi. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã quyết định cho bé ấy ghép tế bào gốc tươi từ các nhà tài trợ. Trong 2 năm tiếp theo, bé gái không bị gãy xương nữa và cải thiện tốc độ tăng trưởng của mình. Ngày nay, cô đã học khiêu vũ và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội.

Một trường hợp khác đến từ Đài Loan, thai nhi từ trong bụng mẹ cũng mắc tình trạng tương tự; và được ghép tế bào gốc do nhóm nghiên cứu của Viện Karolinska tiến hành tại Singapore. Sau đó, bé gái sinh ra bình thường, thời gian đầu vẫn tái hiện tình trạng xương giòn cho đến năm 1 tuổi thì ngừng lại. Bé gái được tiếp tục điều trị bằng tế bào gốc tăng trưởng của chính mình. Nay, bé được 4 tuổi đã bắt đầu đi bộ và không phát hiện thêm bất kỳ vết nứt xương mới nào nữa.

 

Tebao.vn

Ngày 01 tháng 4 năm 2014 |

Bài viết liên quan

LÃO HÓA GAN

LÃO HÓA PHỔI

LÃO HÓA XƯƠNG

LÃO HÓA KHỚP

LÃO HÓA NÃO

LÃO HÓA THẬN

SINH LÝ TIM VÀ SỰ LÃO HÓA

SINH LÝ DA VÀ SỰ LÃO HÓA

Tăng cường sức khoẻ và trẻ hoá cuộc sống

Sự sống hồi sinh nhờ ghép tế bào gốc

Virus Zika gây bệnh qua hệ miễn dịch con người

Chăm sóc sức khỏe có đổi mới đặc biệt gì năm 2016

TOP