Tin tức
Tái tạo tế bào gốc có thể ngăn ngừa ung thư sau xạ trị
Tái tạo tế bào gốc cho phép bệnh nhân ung thư sau khi chiếu xạ toàn thân có thể khôi phục chức năng tế bào của mình, bảo vệ chống lại chính căn bệnh này tái phát mạnh hơn – theo nghiên cứu của trường Đại học Colorado, Hoa Kỳ.
Có thể nói rằng sau mỗi lần xạ trị điều trị ung thư, cơ thể con người như ngày một yếu hơn bởi các bức xạ nhiệt. Thêm vào đó, những tế bào gốc bị hư hỏng sẽ hóa thành các tế bào khác mà không thể tồn tại mãi mãi được. Bức xạ làm cho tế bào gốc bị mất đi những chức năng cần thiết của nó, gây tác động đến những tế bào xung quanh. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc ‘tái lập trình’ này sẽ loại bỏ tế bào gốc bị hư hại do bức xạ, ngăn ngừa ung thư phát triển thêm trong phạm vi những hậu quả có thể gây ra toàn thân.
Cơ thể bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng từ những lần sử dụng hóa chất điều trị cũng như qua các lớp cắt của chụp CT scan. Qua một thời gian dài, liều dùng sẽ càng nguy hiểm hơn đối với phân tử di truyền của cơ thể. Sau mỗi lần bức xạ điều trị tăng lên, thì số lượng tế bào gốc bị đột biến đột ngột sẽ tăng lên theo tỉ lệ thuận; chỉ có một số rất ít còn tồn tại bình thường. Với nghiên cứu mới này, Ức chế di truyền của gen C/EBPA cho phép một số tế bào có khả năng hoạt động như tế bào gốc. Với sự cạnh tranh từ các tế bào khác khỏe mạnh hơn sẽ góp phần loại bỏ những tế bào đột biến này từ gốc. Đặc biệt hơn với gen C/EBPA, các tế bào có thể chiếm ưu thế trong hệ thống sản xuất tế bào máu – cần thiết cho bệnh nhân ung thư.
Đây là một quá trình tiến hóa do chọn lọc tự nhiên trong hệ thống máu con người. Tế bào gốc khỏe mạnh cạnh tranh với các tế bào gốc xung quanh để có những đột biến gen C/EBPA. Khi bức xạ làm ảnh hưởng ngược chiều đến các quần thể tế bào gốc, các tế bào có gen đột biến đó đã ở trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận. Cường độ các bức xạ thay đổi khi đi vào cơ thể cũng có thể tác động lên các tế bào gen C/EBPA.
Nghiên cứu này không những cho chúng ta biết lý do tại sao bức xạ làm cho các tế bào gốc máu phân biệt, mà cũng cho thấy cách kích hoạt con đường duy trì tế bào gốc. Thậm chí, sau mỗi lần xạ trị, chúng ta có thể kích hoạt đường truyền tín hiệu trong hệ thống máu, tạo ra sự khác biệt trong phản ứng bức xạ. Điều này sẽ ảnh hưởng lên đến quá trình xạ trị tiếp theo và đột biến với gen gây ung thư. Hy vọng rằng trong tương lai có thể cung cấp các loại thuốc phục hồi thể lực của các tế bào gốc ngăn ngừa ung thư tái phát.
Tebao.vn
Bài viết liên quan
Tăng cường sức khoẻ và trẻ hoá cuộc sống
Sự sống hồi sinh nhờ ghép tế bào gốc