Tin tức

Phục hồi di chứng đột quỵ bằng tế bào gốc

Một phụ nữ 66 tuổi ở nước Anh đã trở thành người đầu tiên nhận được hiệu quả từ phương pháp mới dưới sự tác động của trị liệu tiêm tế bào gốc não, giúp cánh tay đã hoàn toàn tê liệt sau đột quỵ của bà được hoạt động trở lại.



Diederik Bulters là chuyên gia tư vấn giải phẫu thần kinh ở bệnh viện đa khoa Southampton. Cùng đội nghiên cứu của ông gồm 17 sinh viên đã tiến hành thực hiện thử nghiệm ngay sau khi người phụ nữ mất khả năng cử động cánh tay do đột quỵ vào khoảng một năm trước.

Việc điều trị được áp dụng trên tất cả 41 bệnh nhân. Đây là một trong những nghiên cứu lớn của nước Anh, được biết đến với tên gọi Pisces II. Điều trị dựa trên việc cung cấp tế bào gốc vào một phần của hệ não bộ nhằm giúp tạo ra các tế bào thần kinh mới. Công nghệ kỹ thuật này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2010 tại bệnh viện Glasgow’s Southern General trong giai đoạn đầu của nghiên cứu. Có tất cả 11 bệnh nhân từ độ tuổi ngoài 60 đã thực hiện điều trị an toàn và kết quả sơ bộ cho thấy đầy hứa hẹn.

Mỗi năm có khoảng 110.000 người ở nước Anh đối diện với đột quỵ và đó là một trong ba vấn đề lớn nhất gây ra tử vong sau bệnh tim và ung thư. Cho đến hiện nay việc điều trị đột quỵ vẫn chủ yếu là tiêm thuốc điều trị tan huyết khối trong vài giờ sau khởi phát, chưa có phương pháp điều trị tức thời và vẫn để lại khuyết tật vĩnh viễn khoảng 50% số bệnh nhân.

Thử nghiệm điều trị mới này mang tính cách mạng cao và đã được thử nghiệm thành công giai đoạn đầu trong quy mô nhỏ ở Scotland. Điều đó cho thấy công nghệ kỹ thuật này được an toàn, góp phần cải thiện tỉ lệ khuyết tật vĩnh viễn của bệnh nhân sau đột quỵ. Đây là những bước tiến tuyệt vời trong việc đẩy lùi những hậu quả của đột quỵ trong tương lai.

 

Tebao.vn

Ngày 28 tháng 1 năm 2016 |

Bài viết liên quan

Tăng cường sức khoẻ và trẻ hoá cuộc sống

Sự sống hồi sinh nhờ ghép tế bào gốc

Virus Zika gây bệnh qua hệ miễn dịch con người

Chăm sóc sức khỏe có đổi mới đặc biệt gì năm 2016

Những "hạt mầm xấu" của bệnh ung thư gan

Thuốc chống loãng xương bảo vệ lão hóa tế bào gốc

Tế bào gốc phôi và tế bào gốc đa năng cảm ứng

Quá trình tiến hóa tế bào ở não bộ

Tế bào gốc biến hình bí ẩn

Nguồn Tế bào gốc Gan được xác định

Tế bào gốc cải thiện tình trạng trẻ sinh non?

TOP