Tin tức

Một số ứng dụng thành công Tế Bào Gốc trong điều trị bệnh

Cùng với việc liên tục nghiên cứu tế bào gốc và áp dụng những hiệu quả nhất định trong điều trị bệnh, Việt Nam chúng ta cũng đã đạt được môt số bước tiến thành công đầu tiên trong thời gian vừa qua.

  1. Đầu tháng 5, Bộ Y tế đã phê duyệt đề tài nghiên cứu về tế bào gốc mỡ trong việc thử nghiệm điều trị bệnh thoái hóa khớp. Theo đó, tế bào gốc lấy từ mô mỡ sẽ được kết hợp với huyết tương của người bệnh sau đó nghiên cứu điều trị để tìm giải pháp cho người mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Thời gian dự tính cho nghiên cứu này có thể kéo dài đến năm 2015.
  2. Tương tự như vậy, bệnh viện Việt Đức cũng cho biết bệnh viện đã triển khai thực hiện kỹ thuật điều trị cho bệnh nhân liệt tủy sống bằng phương pháp cấy Tế bào gốc từ mô mỡ. Bằng phương pháp lấy mô mỡ ở bụng của bệnh nhân, sau quá trình tách chiết và nuôi cấy, tế bào gốc từ mô mỡ sẽ được truyền lại cơ thể bệnh nhân để tăng khả năng phục hồi tủy sống.

Đây là lần đầu tiên ngành y khoa Việt Nam sử dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị liệt tủy sống. Ưu điểm của việc dùng mô mỡ của chính bệnh nhân là họ không phải uống thuốc chống đào thải. Tế bào gốc từ mô mỡ sẽ giúp bệnh nhân phục hồi được các tổn thương ở nhiều mức độ như họ có thể kiểm soát được đại tiểu tiện, có thể cử động được hoặc ngồi dậy. Ngoài ra, tế bào gốc từ mô mỡ còn được ứng dụng trong điều trị các bệnh da liễu và phẫu thuật chỉnh hình.

Theo thống kê của bệnh viện Nội tiết Trung ương, tỉ lệ bệnh nhân mắc hội chứng bàn chân đái tháo đường (Diabetic foot syndrome) ngày càng tăng. Các bác sỹ của bệnh viện đã đưa ra rất nhiều biện pháp điều trị nhằm giảm tỉ lệ cắt cụt chi xuống, tuy nhiên hiệu quả vẫn còn hạn chế. Vừa qua, bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh – TPHCM đã thử nghiệm điều trị thành công việc cấy ghép tế bào gốc tự thân cho một bệnh nhân mắc bệnh này.

Trường hợp là bệnh nhân T.N, 79 tuổi, từng điều trị đái tháo đường type 2 bằng insulin ngoại sinh. Bệnh nhân đến khám vì có một vết loét ở ngón chân cái, lộ gân xương (độ 5 theo phân loại Wagner), đã được điều trị bằng nhiều phương pháp nhưng không cải thiện. Sau đó, bệnh nhân được điều trị bằng ghép tế bào gốc trung mô của chính mình (tự thân). Sau một tuần điều trị, tình trạng vết loét cải thiện rõ rệt, mô hạt mọc tốt và bệnh nhân đã không phải tháo bỏ khớp. Hiện tại, sau hơn 4 tuần thực hiện ghép tế bào gốc, vết loét đã lành hoàn toàn. Đây được coi là thành công bước đầu trong việc ứng dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị biến chứng bàn chân đái tháo đường, giúp bệnh nhân có thể kéo dài chất lượng cuộc sống.

 

 

 Kết lại, công nghệ tế bào gốc đã mở ra cho nền y học thế giới những hướng đi mới và hy vọng trong việc chữa trị bệnh tật; trong đó ngành thẩm mỹ cũng đã được thừa hưởng những thành quả do tế bào gốc mang lại. Trong phạm vi ứng dụng từ tế bào gốc mỡ rất rộng, ngoài việc chiết tách tế bào gốc từ mô mỡ kết hợp với các tế bào thông thường để cấy ghép sử dụng trong thẩm mỹ, các tế bào gốc từ mỡ còn có thể sử dụng để điều trị chống lão hóa, hồi phục các thương tổn của da. Chúng tôi mong muốn mang lại liệu pháp trẻ hóa làn da, làm chậm lại quá trình lão hóa da, cải thiện độ lão hóa da, làm cho da được trẻ lại nhiều lần so với tuổi thật của nó, điều trị nám da, tăng sức đề kháng của da và làn da sẽ trở nên mịn hơn.

 Tebao.vn

Ngày 24 tháng 1 năm 2014 |

Bài viết liên quan

LÃO HÓA GAN

LÃO HÓA PHỔI

LÃO HÓA XƯƠNG

LÃO HÓA KHỚP

LÃO HÓA NÃO

LÃO HÓA THẬN

SINH LÝ TIM VÀ SỰ LÃO HÓA

SINH LÝ DA VÀ SỰ LÃO HÓA

Tăng cường sức khoẻ và trẻ hoá cuộc sống

Sự sống hồi sinh nhờ ghép tế bào gốc

Virus Zika gây bệnh qua hệ miễn dịch con người

Chăm sóc sức khỏe có đổi mới đặc biệt gì năm 2016

TOP