Tin tức

Khám phá liệu pháp Tế Bào Gốc điều trị bệnh phổi


Phương pháp tái sinh y học là công nghệ y tế mới nhất cho việc phục hồi và sửa chữa các mô phổi bị hư hỏng. Các bác sĩ Viện nghiên cứu & điều trị Ung thư Phổi đã khai thác sự tiến bộ này mang lại cho bệnh nhân phổi những điều trị tốt hơn, giúp phổi có thể trao đổi khí dễ dàng hơn. Những căn bệnh thường thấy như bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, viêm phế quản mãn tính và xơ hóa phổi,…

 Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD) là nguyên nhân đứng thứ 3 trong tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tại Hoa Kỳ, và nằm trong top 5 các bệnh gây ra cái chết trên toàn thế giới. Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị ức chế có sẵn cho người bị bệnh COPD, nhưng bản chất của căn bệnh này hầu như không thể tránh khỏi dẫn đến chất lượng sống giảm sút. Thông thường, sự lựa chọn duy nhất cho những người mắc căn bệnh trên là ghép phổi. Điều này sẽ dẫn đến những phẫu thuật xâm lấn gây nguy hiểm, đặc biệt tác động đến kết quả cấy ghép phổi.

 Trong những năm gần đây, sự tồn tại ngắn hạn sau khi cấy ghép phổi đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa cao. Trích dẫn dưới đây đã vạch ra tuổi thọ của một ca phẫu thuật ghép phổi (nguồn từ Viện Y tế Hoa Kỳ):

  • Khoảng 78% bệnh nhân sống sót trong năm đầu tiên
  • Khoảng 63% bệnh nhân sống sót sau 3 năm
  • Khoảng 51% bệnh nhân sống sót sau 5 năm

 Với việc cấy ghép hai phổi, tỷ lệ sống cao hơn trong quá trinh ghi nhận kết quả. Dữ liệu gần đây cho thấy sự tồn tại trung bình của những người ghép 1 lá phổi là 4,5 năm; trong khi đó người ghép 2 lá phổi là 6,5 năm. Phương pháp điều trị này có thể cải thiện hơn, nhưng cũng có những nguy cơ biến chứng như  nhiễm trùng, sự từ chối từ lá phổi mới (trong một số trường hợp), phát sinh bệnh tiểu đường, suy thận và loãng xương.

 Do đó, khuynh hướng điều trị tiên tiến đang được chuyển sang là các liệu pháp tế bào gốc để tăng cường chức năng phổi và tái tạo mô phổi khỏe mạnh trở lại. Liệu pháp tái sinh này đang nổi lên và chiếm ưu thế, giúp hạn chế khả năng xâm lấn từ việc cấy ghép phổi.

 Làm thế nào để tế bào gốc phục hồi mô phổi bị hư hỏng?

Lá phổi sử dụng các tế bào gốc tự thân có nguồn gốc từ máu hoặc mô mỡ của chính bệnh nhân; hoặc các tế bào gốc trưởng thành có khả năng để tự làm mới và tái tạo, có khả năng tạo thành mô phổi trong cơ thể con người.

Quá trình điều trị tế bào gốc như thế nào?

Việc điều trị được kết hợp giữa (1) uống thuốc tạo điều kiện kích thích để các tế bào gốc tăng số lượng và (2) tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch các tế bào gốc có nguồn gốc từ máu hoặc tủy xương của bệnh nhân.

 Kết, cả hai phương pháp điều trị từ tế bào gốc và ghép phổi đã được minh chứng trong việc kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cấy ghép phổi có thể gây biến chứng nguy hiểm và thời gian hồi phục lâu hơn. Giải pháp tế bào gốc không thay thế hoàn toàn cho việc cấy ghép phổi, nhưng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh ung thư phổi, và kéo dài thời gian sống cần thiết.

 Tebao.vn

Ngày 14 tháng 3 năm 2014 |

Bài viết liên quan

Tăng cường sức khoẻ và trẻ hoá cuộc sống

Sự sống hồi sinh nhờ ghép tế bào gốc

Virus Zika gây bệnh qua hệ miễn dịch con người

Chăm sóc sức khỏe có đổi mới đặc biệt gì năm 2016

Những "hạt mầm xấu" của bệnh ung thư gan

Phục hồi di chứng đột quỵ bằng tế bào gốc

Thuốc chống loãng xương bảo vệ lão hóa tế bào gốc

Tế bào gốc phôi và tế bào gốc đa năng cảm ứng

Quá trình tiến hóa tế bào ở não bộ

Tế bào gốc biến hình bí ẩn

Nguồn Tế bào gốc Gan được xác định

Tế bào gốc cải thiện tình trạng trẻ sinh non?

TOP