Tin tức
Khả năng tái tạo Tứ chi
Các bước đầu tiên hướng tới phát triển thay thế tứ chi thích hợp cho việc cấy ghép về sau đã được báo cáo bởi nhóm nghiên cứu Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Boston, Hoa Kỳ. Hiện nay có hàng triệu người trên thế giới bị mất tay và chân. Mặc dù tay/ chân giả đã xuất hiện một cách rất tiên tiến trong việc giúp đỡ con người hoạt động, nhưng chúng vẫn còn nhiều hạn chế về mặt sinh học. Chưa kể, việc cấy ghép còn đi kèm với những rủi ro gắn liền suốt đời trong quá trình điều trị.
Vấn đề này được giải quyết bằng cách sử dụng các tế bào tiền thân của bệnh nhân để tái tạo mô cho một chi mới. Các phát triển đang được thực hiện từ những mô đơn giản nhất. Trong đó, bản chất tổng hợp của tay chân con người là xây dựng nên cơ chế thay thế chức năng sinh học.
Tứ chi chứa cơ bắp, xương, sụn, mạch máu, gân, dây chằng và dây thần kinh – trong mỗi số đó sẽ bao gồm cấu trúc hỗ trợ đặc biệt, được gọi là ‘matrix’ (hệ thống hỗ trợ tương tác). Nghiên cứu cho thấy khoa học có thể duy trì các ‘matrix’ này của tất cả các mô trong mối quan hệ tự nhiên vốn có với nhau. Duy trì hệ thống trong thời gian lâu hơn có thể hồi phục mạch máu và hệ thống cơ. Trước đây, chúng ta đã có thể tái tạo mô thận, gan, tim và phổi dựa trên việc tách các tế bào gốc sống từ các cơ quan còn tồn tại. Nay, việc này sẽ được nghiên cứu sâu hơn và áp dụng cho các chi.
Theo đó, các mô tế bào gốc được lấy ra từ cơ thể trước 1 tuần, bảo quản các mạch máu và dây thần kinh. Những mô tế bào còn lại cung cấp một cấu trúc nền cơ bản cho tất cả quy trình tổng hợp cần thiết của một chi trong cơ thể. Các mô lấy từ trước 1 tuần được nhân rộng trong hệ thống cơ bắp và tế bào mạch máu trong một phản ứng sinh học. Tế bào mạch máu được bơm vào động mạch chính của chi, tái sinh tĩnh mạch và động mạch khác. Các tế bào tiền thân lúc này đã được tiêm vào màng bọc trong ‘matrix’ để xác định vị trí cơ cần thiết.
Các chi được kích thích điện sau 5 ngày để khuyến khích hình thành cơ bắp. Sau 2 tuần, chi đã được gỡ bỏ từ các phản ứng sinh học trên. Sự kích thích điện gây ra các sợi cơ mới có sức mạnh khoảng 80% so với cơ bình thường lúc mới sinh. Trong thí nghiệm, khi phần chi được cấy vào cơ thể ban đầu. máu đã nhanh chóng lưu hành trong chi mới; và khi các cơ bắp được kích thích đầy đủ, chúng đã hoạt động một cách bình thường.
Nhóm nghiên cứu khẳng định tính khả thi của kỹ thuật này và đang xem xét tính phức tạp khi tích hợp các dây thần kinh tái sinh của một chi vào hệ thống thần kinh của người nhận. Tiếp theo, việc tái tạo cơ bắp bằng cách sử dụng các tế bào của con người như xương, sụn và mô liên kết sẽ giúp mở rộng quy trình hơn.
Tebao.vn
Bài viết liên quan
Tăng cường sức khoẻ và trẻ hoá cuộc sống
Sự sống hồi sinh nhờ ghép tế bào gốc